Hôn nhân giữa những người mà có “huyết thống gần”, giữa nam và nữ ở trong cùng một họ hàng thân thuộc mà chưa quá ba thế hệ. Vậy hai anh em ruột lấy nhau bị xử lý như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định nếu hai anh em ruột biết rõ họ là những người có cùng bố mẹ sinh ra hoặc là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha mà vẫn lấy nhau sẽ bị xử lý đúng pháp luật.
Chịu trách nhiệm hình sự:
Nếu hai anh em ruột lấy nhau thì nếu đủ các yếu tố cấu thành tội loạn luân được quy định tại Điều 184 Bộ Luật Hình sự 2015 thì sẽ bị truy cứu về tội này. Tại Điều luật này quy định:
“Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”
Như vậy, những người nào hội tụ hết những yếu tố cấu thành tội loạn luân thì sẽ phải đối mặt với án tù cao nhất là 05 năm.
Xử lý vi phạm hành chính:
Tại khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình có quy định xử phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng đối với những người mà có hành vi kết hôn hoặc là có hành vi chung sống như vợ chồng giữa những người mà có cùng dòng máu về trực hệ hoặc là giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Như vậy, nếu hai anh em ruột lấy nhau, nhưng chưa đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể sẽ bị phạt hành chính với số tiền cao nhất lên đến 20 triệu đồng.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam