Phong tục cưới xin của người Sán Dìu

Trong bối cảnh giao lưu, hội nhập văn hoá cộng đồng, dân tộc Sán Dìu ở nước ta vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng độc đáo. Cùng với làn điệu dân ca Soọng cô, nhiều phong tục đẹp của đồng bào dân tộc Sán Dìu được bảo tồn, phát triển; trong đó có phong tục cưới xin. Hãy cùng tìm hiểu về phong tục cưới xin của người Sán Dìu

Lễ cưới của người Sán Dìu

Khi chọn được cô gái ưng ý, chàng trai về xin phép gia đình đến nhờ ông mối mang lễ sang nhà gái xin lá số. 

Khi so tuổi cô gái và chàng trai thấy hợp nhau, nhà trai đưa lễ nhỏ nhờ ông mối sang hỏi ý kiến nhà gái và cô gái về cuộc hôn nhân. Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai chuẩn bị rượu, từ 4 đến 6 con gà và gạo nếp để tiến hành lễ ăn hỏi. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai thông báo ngày cưới và giờ đón dâu, nhà gái thông báo đồ thách cưới. 

Lễ cưới của người Sán Dìu thường diễn ra trong vòng 3 ngày. Khi hai nhà bắt đầu dựng rạp cũng là lúc đoàn nhà trai mang đồ thách cưới sang nhà gái. Theo phong tục, đoàn mang lễ sẽ ngủ lại nhà gái một đêm và đây cũng là đoàn đón dâu vào chiều hôm sau. 

Ngày hôm sau, nhà trai xin đón dâu. Khi đoàn đưa dâu về đến nhà trai, chú rể đưa cô dâu đến lễ tổ tiên trước bàn thờ. Bố mẹ chồng cho tiền đôi vợ chồng mới. Cô dâu sẽ giữ số tiền này, để trong ngày làm dâu đầu tiên, trước khi làm bất cứ việc gì như rửa bát, nấu cơm… thì phải bỏ tiền xuống chậu rửa, suối… Theo quan niệm của đồng bào thì đây là nghi lễ trình báo với thần làng của nhà trai xin được nhập vào cộng đồng mới.

Kết luận:

Phong tục cưới xin của dân tộc Sán Dìn là một nghi thức lâu đời thể hiện bản sắc riêng của dân tộc. Đây là nét văn hoá đẹp cần được lưu giữ và bảo tồn.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.