Pháp luật HN&GĐ đã quy định những chủ thể có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Vậy cơ quan quản lý nhà nước về gia đình có quyền này không?
1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình là gì?
Cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình được quy định tại Điều 3 Nghị định 02/2013/NĐ-CP:
- Bộ VHTTDL chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý trong phạm vi toàn quốc.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ VHTTDL.
- UBND các cấp thực hiện quản lý tại địa phương.
2. Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 10 Luật HN&GĐ:
- “1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
- 2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
- b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;…”
Theo đó, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình có quyền yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm trong 02 trường hợp:
- Đối với vụ việc kết hôn do bị cưỡng ép, bị lừa dối: theo đề nghị của chính người bị cưỡng ép, bị lừa dối, cơ quan này có quyền yêu cầu Tòa án hủy.
- Đối với các vụ việc còn lại: có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hủy mà không cần đề nghị.