Hiện nay khái niệm “hợp đồng hôn nhân” được nhiều người sử dụng để thỏa thuận về quan hệ hôn nhân bao gồm các vấn đề về kết hôn, ly hôn, chế độ tài sản, ,… Vậy theo quy định của pháp luật thì hợp đồng hôn nhân có thể coi là kết hôn giả tạo không?
Khi nào thì hợp đồng hôn nhân có thể bị coi là kết hôn giả tạo?
Nếu hai bên nam, nữ kết hôn không nhằm mục đích kết hôn mà vì mục đích khác thì sẽ bị coi là kết hôn giả tạo. Bởi vậy, Việc xử lý kết hôn giả tạo được quy định tại Điều 11 Luật HN&GĐ 2014 và Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
Theo đó, để hủy kết hôn trái pháp luật thì Tòa án căn cứ vào yêu cầu của vợ, chồng, điều kiện kết hôn, … để quyết định. Lúc này, nếu hai bên vợ chồng đã có đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì:
- Nếu cả hai cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận kể từ khi hai bên đủ điều kiện kết hôn;
- Nếu chỉ có một trong hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái phép hoặc công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
- Nếu một bên yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Lúc này, nếu việc kết hôn giả tạo bị Tòa án tuyên hủy thì quan hệ vợ chồng giữa hai người sẽ chấm dứt.
Như vậy, có thể thấy chỉ có thỏa thuận về tài sản của vợ chồng là được pháp luật công nhận còn các trường hợp lập hợp đồng hôn nhân khác đều chưa được pháp luật quy định và có thể bị coi là kết hôn giả tạo.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam