Dân tộc J’rai là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tuy chỉ chiếm một số lượng dân số không nhiều, nhưng lễ cưới của dân tộc J’rai ở Việt Nam cũng mang nhiều sắc thái độc đáo và riêng biệt.
Phong tục cưới hỏi của người J’rai
Trước khi làm đám cưới, nhà gái sẽ tìm ông mối làm mai với người con trai mà cô gái đã ưng trước đó. Nếu người con trai đó đồng ý thì nhà gái sẽ trao “vòng tay cầu hôn” cho người con trai và hai bên sẽ chọn ngày cưới.
Khi tổ chức đám cưới thì hai bên gia đình đều chuẩn bị lễ vật của mình gồm: gà, rượu, khăn thổ cẩm… Khăn sẽ do nhà gái chuẩn bị để trao cho nhà trai. Đây là những lễ vật bắt buộc trong cưới của đồng bào dân tộc J’rai.
Sau khi hai bên gia đình nhất trí thì lễ cưới được bắt đầu. Già làng sẽ trao vòng tay cho cô dâu và chú rể. Và sau đó sẽ làm phép vào chiếc vòng tượng trưng đây là sợi dây buộc hai người lại với nhau, bên nhau đến đầu bạc răng long.
Sau khi trao vòng tay sẽ là lễ trao khăn của cô dâu. Chiếc khăn chỉ có nhà gái có để trao cho nhà trai thể hiện sự cảm ơn của cô dâu tới bố mẹ chú rể đã có công nuôi dưỡng sinh thành.
Trước khi về ở với nhau thầy cúng sẽ trao cơm cho cô dâu và chú rể rồi sau đó sẽ mời rượu nhau cho họ hàng hai bên trong tiếng chiêng trống rộn ràng chúc phúc cho đôi vợ chồng mới. Như vậy cô dâu và chú rể đã chính thức là vợ chồng.
Tất cả các vị khách được mời hay không được mời thì đều được tham gia lễ cưới. Họ sẽ mang rượu, gà… để đến chung vui với hai gia đình.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam