Mang thai hộ không còn là một vấn đề xa lạ trong xã hội ngày nay. Các quy định về mang thai hộ ngày càng phổ biến. Vậy quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là gì? ?
Kể từ thời điểm có thỏa thuận về việc nhờ mang thai hộ, bên mang thai hộ sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai. Ngược lại, giữa con được nhận mang thai hộ sẽ phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với cha, mẹ theo quy định Luật HN&GĐ.
Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai vì mục đích nhân đạo
Được quy định tại Điều 97 Luật HN&GĐ cụ thể:
1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
2. Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện các bất thường bào thai.
3. Người mang thai hộ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật cho đến thời điểm giao trẻ cho bên nhờ mang thai. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn hưởng chế độ này cho đến khi đủ 60 ngày.
4. Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai thực hiện việc chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Vì lý do sức khỏe hoặc sự phát triển của thai, người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có quyền quyết định số lượng bào thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
5. Trong trường hợp bên nhờ mang thai từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.