Quyền đại diện cho nhau thực hiện giao dịch dân sự giữa vợ và chồng

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, vợ chồng không thể cùng có mặt để thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự thì có thể ủy quyền cho người còn lại thực hiện được không? Và vợ chồng có quyền đại diện cho nhau thực hiện giao dịch dân sự không là điều mà cả người vợ, người chồng và người thứ ba tham gia giao dịch dân sự đều quan tâm. Vậy theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì Vợ chồng có quyền đại diện cho nhau thực hiện giao dịch dân sự không?

Đại diện xác lập giao dịch dân sự

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về vấn đề đại diện, cụ thể như sau: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”.

Như vậy, đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh và vì lợi ích của người còn lại xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quyền đại diện giữa vợ và chồng là quyền mà pháp luật quy định hoặc có thể theo sự ủy quyền của một bên nào đó. Theo đó, một bên vợ hoặc chồng có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người còn lại, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch không được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.