Phong tục đám cưới người Khmer ở Tây Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long có bản sắc văn hóa đặc trưng riêng, rất đa dạng và độc đáo.
1. Lễ cưới truyền thống của người Khmer
Lễ cưới của người Khmer diễn ra trong ba ngày tại nhà gái, gồm các lễ và nghi thức như: “nghi thức mở rào”,“nghi thức quay nến”, “lễ cắt hoa cau”, “lễ cúng ông bà, tổ tiên”, “lễ rắc hoa cau”,,,. . Mỗi nghi thức sẽ có những yêu cầu và cách thức tiến hành khác nhau. Trong đó, “lễ cắt hoa cau” được xem là lễ quan trọng nhất, chính thức cho phép đôi trai gái thành vợ chồng.
2. Phong tục đám cưới của người Khmer
Vào ngày đám cưới, cha mẹ chú rể sẽ nhờ hai người thanh niên chưa vợ đi cắt hoa cau mang về để ở một nơi cùng chiếc đèn dầu nhỏ. Người Khmer quan niệm hoa cau là hoa vàng, hoa bạc cầu chúc cho đôi vợ chồng hạnh phúc, giàu có.
Một nét đặc sắc trong phong tục đám cưới của người Khmer đó là tập tục “quét chiếu”. Khi cô dâu chú rể vào phòng sẽ có một người khỏe mạnh, đông con nhiều cháu theo sau.Người này đem chiếc chiếu ra và hỏi: “Có ai chuộc chiếu không?”. Lúc đó chú rể bước ra nhận chiếu trải ra và mời cô dâu cùng vị chủ lễ ngồi, rồi để lên chiếu một vật có giá trị để tặng những người đã giúp đỡ trong việc tổ chức hôn nhân.
Sau khi thực hiện xong những nghi lễ trên, cô dâu chú rể nghỉ ngơi một chút rồi ra cùng mọi người tổ chức ăn uống và nhảy múa. Người Khmer nổi tiếng bởi những điệu múa đẹp, uyển chuyển. Trong đám cưới, họ sẽ cùng nhau nhảy múa, uống rượu và hát hò để chúc phúc cho đôi bạn vợ chồng mới.
Phong tục đám cưới của người Khmer ngày nay vẫn giữ được những nét đẹp và mang đậm dấu ấn của dân tộc họ.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam