Tục chăng dây hay còn gọi là tục “giăng dây” là một trong những phong tục cưới hỏi cổ truyền lâu đời của người Việt Nam thời xưa. Vậy tục chăng dây trong đám cưới là gì?
1. Tục chăng dây là gì?
Theo phong tục cưới hỏi xưa của người Việt, khi nhà trai đến nhà gái để rước dâu, nhà gái sẽ bố trí vài đứa trẻ chăng dây trước cửa vào của nhà gái. Khi nhà trai đến, một trong những đứa trẻ sẽ chạy vào báo cho nhà gái biết. Nhà trai cũng chuẩn bị sẵn một ít bánh kẹo để phát cho những đứa trẻ này. Khi đã nhận bánh kẹo xong, bọn trẻ sẽ rút dây và mời nhà trai vào nhà gái.
Tuỳ vào mỗi địa phương thì phong tục này có chút khác biệt. Có những địa phương, người chăng dây không phải là những đứa trẻ mà là những người trong làng. Khi nhà trai đến rước dâu xong và đưa dâu về nhà chồng, những người trong làng bên nhà gái sẽ tổ chức lễ đón mừng hôn lễ. Họ chăng một giảy lụa đỏ ngang đường, có nơi còn đốt pháo nữa để chào mừng hôn lễ.
2. Biến tướng của tục chăng dây trong đám cưới thời phong kiến
Do mỗi khi có đám cưới, người trong làng của nhà gái đều chăng dây đỏ chúc mừng. Đoàn rước dâu đều phải đáp lễ những người chăng dây bằng quà và tiền. Lâu dần, một số người đã lợi dụng phong tục này để có thể vòi vĩnh nhiều tiền hơn, nhiều quà cáp hơn. Nếu nhà trai không đáp ứng thì họ sẽ không hạ dây xuống, không cho đi qua. Thậm chí làm khó làm dễ đoàn rước dâu và đưa dâu.
Vì yêu sách của đám người chăng dây biến tướng này mà nhiều đám cưới là ngày vui của gia đình, ngày vui của làng trở thành những cuộc cãi vã, những cuộc cò kè bớt thêm một hai giữa đoàn đưa rước dâu và những người chăng dây. Thậm chí còn xảy ra ẩu đả vì thương lượng không thành và đám người chăng dây không cho đoàn đưa rước dâu đi qua.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam