
Mối quan hệ giữa cha, mẹ với con cần được duy trì trên cơ sở nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau để gìn giữ gia đình hạnh phúc, việc con cái từ chối nhận quan hệ với cha mẹ đã đi ngược lại với nguyên tắc trên.
Có thể từ bỏ quan hệ giữa cha mẹ và con cái không?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định nào về việc chối bỏ quan hệ với cha mẹ. Nếu con có quan hệ huyết thống, là con đẻ của cha mẹ thì pháp luật không có quy định về việc chối bỏ mối quan hệ này.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2014, các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. Bên cạnh đó, tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định các quyền và nghĩa vụ của con cũng không đề cập đến vấn đề này. Cụ thể:
- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú,…; tham gia hoạt động chính trị,… theo nguyện vọng và khả năng của mình.
Như vậy, mối quan hệ giữa cha, mẹ với con cần được duy trì trên cơ sở nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau để gìn giữ gia đình hạnh phúc, và con cái cũng không có quyền từ bỏ quan hệ với cha mẹ. Việc chối bỏ quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã đi ngược lại với quyền và nghĩa vụ của con và với nguyên tắc của Luật Hôn nhân và gia đình.
Tóm lại, việc từ bỏ quan hệ giữa cha mẹ và con cái là không thể thực hiện được hay con cái không được chối bỏ quan hệ với cha mẹ có cùng huyết thống của mình