Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ tổ chức đám cưới, sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Vậy, hành vi này có được xem là vi phạm pháp luật không?
Cưới nhau theo phong tục mà không đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình không?
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ thì pháp luật cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Các trường hợp được coi là người đang có vợ hoặc có chồng được hướng dẫn chi tiết tại khoản 4 Điều 2 TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
Theo đó, việc không đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân đó sẽ không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nếu các bên không phải là người đang có vợ hoặc có chồng thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Ngược lại, nếu các bên là người đang có vợ hoặc chồng thì xem là vi phạm pháp luật.
Kết hôn rồi mà chung sống với người khác thì bị xử phạt như thế nào?
Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Theo quy định này thì hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng có thể bị xử phạt tối đa 20.000.000 đồng và có thể bị buộc phải khắc phục hậu quả. Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam