Phong tục cưới hỏi của người Nùng không chỉ đơn thuần là việc kết duyên của đôi lứa mà có ý nghĩa lớn hơn là truyền thống, đạo lý của dân tộc, giáo dục về nghĩa vợ chồng trong các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, góp phần gắn kết cộng đồng, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
1. Lễ cưới truyền thống của người Nùng
Đầu tiên là lễ so tuổi. Trên cơ sở tình yêu của đôi bạn trẻ, nhà trai sẽ mang sang nhà gái một đôi quả cau để xin thông tin về ngày, tháng, năm sinh của cô gái. Nếu xét thấy hợp nhau, nhà trai sẽ đến nhà gái lần hai để làm lễ dạm hỏi. Nếu được gia đình nhà gái đồng ý thì nhà trai sẽ hẹn ngày đến để làm lễ ăn hỏi.
Sau lễ dạm hỏi là lễ ăn hỏi “Lảu nự”. Trong lễ ăn hỏi, hai bên gia đình bàn bạc các vấn đề quan trọng liên quan đến đám cưới như lễ vật, ngày giờ đón dâu… Sau khi mọi công việc trên hoàn tất, hai bên gia đình sẽ bắt tay vào chuẩn bị cho lễ cưới.
Lễ cưới của người Nùng diễn ra với nhiều lễ nghi đặc sắc như: Khi đón dâu phải đúng thời gian ước hẹn; đoàn đón dâu của người Nùng thường là 6, 8 hoặc 10 người. Khi xuất hành đến nhà gái, chú rể phải thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên và cúi lạy.
Khi đến nhà trai, cô dâu phải đứng ngoài sân làm một số thủ tục rồi mới được vào nhà, theo phong tục của người Nùng. Sau đó, cô dâu sẽ phải vào lạy bàn thờ tổ tiên và ra mời trầu, mời nước bố, mẹ chồng và những người có tuổi trong họ nhà trai. Từ đây, đôi trai gái chính thức trở thành vợ chồng.
2. Kết luận
Phong tục cưới hỏi của dân tộc Nùng là phong tục đặc sắc, truyền thống văn hoá lâu đời, không chỉ thể hiện lòng biết ơn, sự mong muốn mà ở đó còn thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh của cộng đồng.
trên đây là những dấu ấn trong phong tục tập quán của người Nùng.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam