Đẻ thuê có giống mang thai hộ không?

Đẻ thuê đã không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa hiểu rõ “đẻ thuê” và mang thai hộ là gì và thường nhầm lẫn chúng với nhau. Làm sao để phân biệt đẻ thuê và mang thai hộ?

Phân biệt “đẻ thuê” và mang thai hộ

– Về tính chất pháp lý:

+ Đẻ thuê là hành vi vi phạm pháp luật, là một trong các hành vi bị cấm được quy định tại Điều 5 Luật HN&GĐ 2014.

+ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được pháp luật công nhận và bảo vệ.

– Về điều kiện:

+ Đẻ thuê không đặt ra điều kiện, tức là, bên thuê đẻ và bên đẻ thuê thỏa thuận với nhau về việc mang thai và sinh con mà không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện gì.

+ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình.

– Về mục đích: Đây là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt.

+ Người đẻ thuê vì mục đích thương mại, được hưởng lợi ích về tiền hoặc tài sản khác.

+ Người mang thai hộ không vì mục đích thương mại mà xuất phát từ sự tự nguyện, giúp đỡ.

– Trách nhiệm pháp lý:

+ Đẻ thuê, mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử lý vi phạm hành chính tùy theo tính chất, mức độ của hành vi để đưa ra mức phạt cụ thể.

+ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không áp dụng trách nhiệm pháp lý.

Hiện tại, pháp luật chỉ thừa nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và không cho phép mang thai hộ vì mục đích thương mại. 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.