Mang thai hộ là vấn đề không còn xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Pháp luật quy định cụ thể về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ.
Quyền dừng thai kỳ của người mang thai hộ vì mục đích nhân tạo
Căn cứ khoản 4 Điều 97 Luật HN&GĐ 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
4. Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản”.
Đồng thời căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 34/2017/TT-BYT quy định về điều trị trước sinh thì để chấm dứt thai kỳ phải thỏa các điều kiện sau:
– Bào thai có chẩn đoán xác định dị tật: có chuẩn đoán bất thường nghiêm trọng về hình thái, cấu trúc của bào thai; có bất thường nhiễm sắc thể, bào thai có bệnh di truyền phân tử do đột biến gen mà chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu dẫn đến sau khi sinh có nguy cơ tàn phế cao.
– Có chỉ định chấm dứt thai kỳ của cơ sở y tế có thẩm quyền.
– Phụ nữ mang thai quyết định lựa chọn chấm dứt thai kỳ: các rủi ro có thể xảy ra khi áp dụng các kỹ thuật chấm dứt thai kỳ;
Như vậy, trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.