Pháp luật cấm tập quán thách cưới không?

Thách cưới từ lâu đã là vấn đề gây nhiều tranh luận và bàn cãi. Trường hợp thách cưới cao mang tính chất gả bán để dẫn cưới vẫn còn tồn tại. Vậy thách cưới có vi phạm pháp luật không?

1.Thách cưới có vi phạm pháp luật không?

Tục “thách cưới” là  hành vi mà pháp luật cấm. Cụ thể được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 cấm hành vi “yêu sách của cải trong kết hôn”. Khoản 12 Điều 3 của Luật này cũng giải thích rõ, yêu sách của cải trong kết hôn được hiểu là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng, coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện.

Ngoài ra, tại phụ lục của Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì việc thách cưới cũng là tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng và cần vận động xóa bỏ.

Có thể thấy việc đòi hỏi vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn là cản trở việc kết hôn tự nguyện. Thách cưới mang tính chất gả bán là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm; nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tự nguyện, tiến bộ.

2. Thách cưới quá cao bị xử phạt ra sao?

Từ ngày 01/9/2020, theo tinh thần của Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Căn cứ nội dung được quy định tại Điều 59 của Nghị định này. Áp dụng phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi yêu sách của cải trong kết hôn. Nếu lợi dụng việc kết hôn để đạt mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 -20 triệu đồng.

Như vậy, bên cạnh việc áp dụng những tập quán. Việc thách cưới cũng cần xem xét đến các yêu cầu do Luật định. Hạn chế những sai sót về mặt pháp lý như đã nêu trên.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.