Người Chăm là một trong những dân tộc hiếm hoi theo mẫu hệ, phong tục đám cưới truyền thống của người Chăm có điểm khác nhau rất lớn so với người Kinh ở Việt Nam.
1. Đám cưới truyền thống của người Chăm
Theo tục lệ, khách chỉ được mời tới dự vào ngày đưa rể sang nhà gái. Đúng 6 giờ, họ nhà trai trong trang phục chỉnh tề, chuẩn bị đưa chú rể trong bộ lễ phục truyền thống của người Chăm đến thánh đường làm lễ.
Đoàn làm lễ trong thánh đường có khoảng 30 người chỉ toàn là nam giới, trong đó có 3 bé trai, tay bưng 3 cái ô, mỗi ô bên trong đựng: Trầu, Cau, Vôi, Gạo, Muối, Bánh, Trái Cây đi phía trước.
Đến thánh đường, chú rể ngồi đối diện với cha vợ, hai bên có 2 người cao tuổi có đạo đức tốt làm chứng.
Sau đó mọi người cùng cầu nguyện cho cô dâu và chú rể mạnh khỏe và hạnh phúc. Buổi lễ kéo dài khoảng 15 phút.
2. Tục đưa rể trong đám cưới của người Chăm
Từ thánh đường, đám đông sẽ đưa chú rể đến nhà cô dâu. Một người bên nhà gái ra đón chú rể rồi đưa đến phòng cưới, cùng đi có 3 bé trai mang theo 3 cái ô.
Khi vào đến bên trong phòng, chú rể bước đến và ngồi cạnh cô dâu, 3 cái ô đặt trước mặt họ. Các bà và các cô bên nhà gái cùng với đôi tân hôn cầu nguyện và chúc cho hôn lễ.
Trên đầu cô dâu được giắt 3 chiếc trâm. Chú rể sẽ rút 1 chiếc trâm dài nhất ở giữa đặt vào tay của cô dâu, hành động này nhằm khẳng định bây giờ nàng đã chính thức trở thành vợ của chàng.
Người Chăm trong làng sống gắn bó với nhau. Dù họ không phải là họ hàng của nhau, nhưng khi trong tộc có hỷ sự, hiếu sự, mọi người đều đến và giúp đỡ lẫn nhau.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam