Hiện nay, pháp luật cho phép các bên được thỏa thuận áp dụng tập quán hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, có phải mọi tập quán đều có thể được áp dụng? Và áp dụng như thế nào?
Tập quán về hôn nhân và gia đình là gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật HN&GĐ, tập quán hôn nhân và gia đình là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ HN&GĐ, được lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng.
Nguyên tắc áp dụng tập quán
Căn cứ Điều 2 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định nguyên tắc áp dụng tập quán, cụ thể:
Áp dụng tập quán phải thỏa 03 điều kiện:
- Pháp luật không có quy định;
- Các bên không có thỏa thuận;
- Tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật HN&GĐ.
Việc áp dụng tập quán phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng. Theo đó, trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết vụ, việc theo thỏa thuận đó; nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4 Nghị định 126/2014/NĐ-CP như sau:
- Trường hợp có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.
- Trường hợp hòa giải không thành hoặc vụ, việc có áp dụng tập quán không thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở thì Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam