Tục “nối dây” có bị pháp luật cấm?

Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp cần được duy trì và phát huy thì hiện nay vẫn tồn tại không ít những tập tục lạc hậu, không còn phù hợp. Tục “nối dây” là một trong số đó. Vậy, tục kết hôn “nối dây” có bị pháp luật cấm?

Tục “nối dây” là gì?

Ngoài những tục lệ văn hóa truyền thống, cộng đồng người Ê Đê tại tỉnh Đắk Lắk còn được biết đến với tục “nối dây”. Từ thời xa xưa, sau khi có vợ hoặc chồng chết, người đồng bào Ê Đê buộc phải lấy người trong dòng họ của người đã mất. Xuất phát từ những luật tục ấy, không ít người phải lấy em ruột, thậm chí cháu của người đã mất.

Tục kết hôn” nối dây” có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ 2014 về điều kiện kết hôn, trong đó có quy định việc kết hôn không được thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Theo đó, cưỡng ép hai người kết hôn là vi phạm pháp luật, cụ thể tại khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014 quy định:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;”

Thêm vào đó, căn cứ văn bản Danh mục các tập quán lạc hậu về HN&GĐ cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng ban hành kèm Nghị định 126/2014/NĐ-CP, việc kết hôn theo tập tục ” nối dây ” là một trong những tập quán bị cấm áp dụng.

Như vậy, tục “nối dây” hiện nay đã bị pháp luật cấm. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức xã hội.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.