Xử lý tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hành vi bị nghiêm cấm. Người có hành vi vi phạm, tùy theo tính chất mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đem đến nhiều hệ lụy cho cuộc sống của chúng ta. Xét về mặt đạo đức, đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật về đạo đức Vậy vấn đề này được pháp luật quy định xử lý như thế nào?

Xử lý vi phạm hành chính

Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP đã quy định xử phạt về hành vi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Theo đó:

  • Phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ/chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
  • Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn;

Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP sẽ phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân. Trường hợp kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ. 

Xử lý vi phạm hình sự

Điều 183, Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định: Người tổ chức việc lấy vợ/chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Sau đó lại vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Trường hợp hôn nhân cận huyết thống, Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 quy định. Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ. Là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ; hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.