Theo quy định của pháp luật HN&GĐ thì hôn nhân cận huyết là quy định cấm. Trong đó đã nêu rõ nam nữ không được kết hôn với những người cùng dòng máu trực hệ. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hình thức xử phạt hôn nhân cận huyết?
Nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình và giữ vững ổn định xã hội. Pháp luật cấm hành vi vi phạm chế độ hôn nhân gia đìnhĐể đảm bảo việc thi hành các quy định trên. Nhà nước đã đưa ra mức xử phạt đối với các trường hợp hôn nhân cận huyết, cụ thể:
Xử phạt hành chính .
Tại điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ và khoản 35 Điều 1 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 quy định:
- “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.”
Xử lý hình sự .
Điều 185 BLHS 2015 có quy định về tội loại luân. Theo đó, người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ: là anh chị em cùng cha mẹ; anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;… thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam