02 nguyên tắc giải quyết nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân

Nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân là một trong những vấn đề đáng được các cặp vợ chồng quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp 02 nguyên tắc giải quyết nợ riêng.

1. Nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

Nợ riêng có thể được hiểu là những khoản tiền phát sinh từ việc vay mượn hay nghĩa vụ vật chất đối với người thứ ba, có trước thời kỳ hôn nhân hoặc phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ một số trường hợp luật định hoặc phát sinh từ những giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không sử dụng vào mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình trong thời kỳ hôn nhân hoặc phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của một bên.

2. Nguyên tắc giải quyết nợ riêng

Đối với khoản nợ riêng, pháp luật hôn nhân và gia đình không quy định cụ thể tại một điều khoản nào để hướng dẫn giải quyết nợ riêng trong thời kỳ hôn nhân, nhưng trên tinh thần Luật HN&GĐ đã có những nguyên tắc, cụ thể:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật HN&GĐ 2014 thì:

“Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.”

Như vậy, có thể rút ra 02 nguyên tắc giải quyết nợ riêng như sau:

  • Một là, về nguyên tắc chung trong thời kỳ hôn nhân, nợ riêng của ai thì người đó phải tự trả, không được sử dụng tài sản chung để trả nợ riêng.
  • Hai là, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng vẫn có thể thỏa thuận cùng nhau giải quyết khoản nợ riêng như sử dụng tài sản chung, sử dụng tài sản riêng của vợ/chồng để giải quyết khoản nợ riêng của người còn lại.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.