06 lễ chính trong cưới hỏi thời xưa

Đứng trước dòng chảy của thời gian, đám cưới của người Việt Nam nay đã khác xưa rất nhiều. Chính vì vậy, hãy cùng FamiLaw khám phá về 06 lễ chính trong cưới hỏi hay còn gọi là lục lễ thời xưa để hiểu hơn về phong tục truyền thống và nét đẹp văn hóa của dân tộc ta.

Phong tục tập quán và lễ nghi cưới hỏi thời phong kiến

Trước đây (và cả bây giờ) người Việt gọi lễ cưới là là hôn lễ. Theo giải thích của Đào Duy Anh, chữ “hôn” nguyên nghĩa là chiều hôm, theo phong tục tập quán từ xa xưa người ta làm lễ cưới vào buổi chiều tối.
Ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, hôn nhân của người Việt xưa có sáu lễ chính. Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện 06 lễ chính sau:

  • Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn” để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.
  • Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng Đẻ của người con gái.
  • Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi, quan niệm thoáng hơn người ta tìm cách hóa giải.
  • Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.
  • Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
  • Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.

Hiện nay, vẫn có một số gia đình, dòng họ theo đúng những lễ nghi thời xưa. Họ tổ chức lễ cưới hỏi cho con cháu qua các thế hệ như một cách giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.