Câu chuyện mẹ chồng nàng dâu luôn là vấn đề nóng hiện nay vì có không ít cuộc hôn nhân đổ vỡ bắt nguồn từ mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu
1.Khi nào, Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình. Căn cứ Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình, người có quyền yêu cầu ly hôn là vợ, chồng hoặc cả hai người.
Về các hình thức ly hôn, hiện Luật hôn nhân và gia đình quy định có 02 cách để yêu cầu ly hôn
Ly hôn thuận tình: Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn nếu hai vợ chồng cùng yêu cầu; thật sự tự nguyện; thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái… bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con;
Ly hôn đơn phương: Là một bên vợ hoặc chồng yêu cầy ly hôn, không hòa giải được.
2. Mâu thuẫn với mẹ chồng Tòa án có giải quyết ly hôn
Nếu việc mâu thuẫn với mẹ chồng không khiến cuộc hôn nhân của vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể cứu vãn được, vợ chồng không có hành vi bạo lực gia đình. thì Tòa án không có căn cứ để giải quyết ly hôn.
Không chỉ vậy, nếu thực tế có những lý do nêu trên nhưng người yêu cầu ly hôn không chứng minh được thì Tòa án cũng không có căn cứ để giải quyết yêu cầu ly hôn.
Như vậy, không phải mọi trường hợp yêu cầu ly hôn khi có mâu thuẫn với mẹ chồng đều được Tòa án đồng ý xem xét giải quyết mà chỉ trong trường hợp mâu thuẫn này khiến quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được