Chế tài đối với việc kết hôn giả tạo?

Kết hôn là một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, dựa trên sự tự nguyện từ hai phía với mong muốn xây dựng một tổ ấm hạnh phúc và ổn định.Tuy nhiên, trong xã hội ngày ngay có rất nhiều trường hợp lợi dụng việc kết hôn giả tạo để đạt được những mục đích cá nhân. Vậy chế tài đối với hành vi kết hôn giả tạo ?

Kết hôn giả tạo là gì?

Kết hôn giả tạo là một cuộc hôn nhân theo những hợp đồng, thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác. Kết hôn giả tạo nói chung là vẫn đảm bảo về mặt thủ tục tuy nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ là hình thức trên mặt giấy tờ, chứ hai người không hề chung sống với nhau hoặc nhanh chóng ly hôn sau khi đã đạt mục đích.

Kết hôn giả tạo bị xử lý như thế nào?

Việc xử lý kết hôn giả tạo và hậu quả pháp lý được quy định như sau theo  Điều 11, Điều 13 Luật HN&GĐ 2014 bao gồm: Hủy kết hôn giả tạo và chấm dứt quan hệ vợ chồng

Việc kết hôn giả tạo có thể chịu chế tài hành chính theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;”

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.