Hiện nay, vấn đề kết hôn giả tạo ngày càng tăng. Nhưng đối với mọi người có lẽ đây vẫn là một thuật ngữ mới, dẫn đến việc dễ nhầm lẫn với lừa dối kết hôn. Vậy, cần phải phân biệt kết hôn giả tạo với lừa dối kết hôn như thế nào?
Kết hôn giả tạo là lừa dối kết hôn đúng không?
Kết hôn giả tạo và lừa dối kết hôn đều là hai trường hợp kết hôn trái luật.
Theo Luật HN&GĐ năm 2014, kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn như chưa đủ tuổi, do không tự nguyện hay do một trong hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự.
Ngoài ra, kết hôn mà thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn cũng là kết hôn trái pháp luật. Một trong các trường hợp kết hôn bị cấm là kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
Theo giải thích của Luật HN&GĐ, kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn (Khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016).
Việc kết hôn giả tạo và lừa dối kết hôn thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam