05 điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của người Tày

Nước ta có hơn 54 dân tộc anh em trải dài dọc hình chữ S, chính điều này đã tạo nên sự phong phú và đa dạng trong phong tục tập quán. So với đám cưới của người Kinh, phong tục cưới hỏi của người Tày có điểm đặc biệt hơn.

1. Trong lễ ăn hỏi, chú rể và cô dâu tương lai thường tránh mặt đi nơi khác

Lễ ăn hỏi là thời điểm hai bên bàn bạc và quyết định số lượng lễ vật cưới với các khoản theo truyền thống. Hôm làm lễ ăn hỏi, cả chàng rể và cô dâu tương lai thường tránh mặt đi nơi khác để hai bên gia đình bàn bạc cho hôn lễ của họ.

2. Lễ cưới thường tổ chức từ tháng 7 đến tháng 2 âm lịch năm sau

Thời gian vào buổi chiều tối. Tiệc cưới chia thành 2 tiệc, tiệc thứ nhất dành cho người lớn bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ 2 dành cho bạn bè, nam nữ thành niên của cô dâu và chú rể.

3. Nhà trai phải có vải dệt tay tặng mẹ vợ

Trong sính lễ ăn hỏi, nhà trai nhất thiết phải có một số vải dệt tay tặng mẹ vợ, gọi là Rằm Khấu để trả công nuôi dưỡng. Nhận vải Rằm khấu người mẹ đem nhuộm để khi nào con gái sinh con thì khâu cho cháu ngoại một cái địu và một cái tã.

4. Hát Quan Làng là một phần không thể thiếu trong đám cưới người Tày

Hát quan làng thể hiện những bậc tiền bối đi trước ủng hộ cho việc cưới xin của đôi vợ chồng, mong vợ chồng được hòa thuận và làm ăn gặp may mắn.

5. Cô dâu quay về nhà bố mẹ đẻ sau khi cử hành hôn lễ

Kết thúc lễ cưới là làm lễ rước dâu về nhà chồng, một điều đặc biệt là khi của hành hôn lễ xong cô dâu không được ở lại nhà chồng, mà phải quay về nhà bố mẹ đẻ ngay hôm đó.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.