Căn cứ chấm dứt quan hệ đại diện giữa vợ và chồng

Pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay cũng có công nhận và bảo vệ về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng. Theo pháp luật này thì vợ chồng có quyền đại diện cho nhau và đại diện cho gia đình theo pháp luật và theo ủy quyền. Vậy căn cứ chấm dứt quan hệ đại diện giữa vợ và chồng được quy định như thế nào? 

Chấm dứt quan hệ đại diện trong trường hợp đại diện theo pháp luật

Theo quy định của bộ luật dân sự về đại diện, trường hợp vợ chồng đại diện cho nhau theo pháp luật, việc đại diện chấm dứt khi:

  • Năng lực hành vi dân sự của người được đại diện đã được khôi phục;
  • Người được đại diện hoặc người đại diện chết;
  • Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan. Ví dụ như đã hoàn thành nhiệm vụ đại diện đối với trường hợp được Tòa án chỉ định làm người đại diện trong những vụ việc cụ thể hoặc quan hệ hôn nhân chấm dứt bởi bản án/quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền.
Chấm dứt quan hệ đại diện trong trường hợp đại diện theo ủy quyền

Quan hệ đại diện giữa vợ chồng trên cơ sở có ủy quyền sẽ chấm dứt trong những trường hợp sau:

  • Theo thỏa thuận của hai bên;
  • Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
  • Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền;
  • Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

Bài viết hữu ích: Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn nhanh chóng, bảo mật

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.