Quyền và nghĩa vụ về nhân thân là nội dung chủ yếu nhất trong quan hệ vợ chồng. Vậy vợ có được đại diện ly hôn khi chồng mất năng lực hành vi dân sự không?
Pháp luật có cho phép vợ đại diện chồng ly hôn với chính mình không?
Căn cứ Điều 24 Luật HN&GĐ 2014 quy định về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng:
“1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
- Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.”
Theo quy định trên thì trường hợp người chồng mất năng lực hành vi dân sự mà người vợ có yêu cầu Tòa án ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án sẽ chỉ định người khác đại diện cho chồng để giải quyết việc ly hôn, chứ vợ không được đồng thời đại diện cho chồng ly hôn với chính mình.
Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn ly hôn