Chồng thay vợ nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp có được không?

Khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động làm hồ sơ và nộp để hưởng. Vậy, chồng thay vợ nộp hồ sơ có được không?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp;

– Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa:

  • Không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc;
  • Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Vợ có được ủy quyền cho chồng nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp không?

Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định về nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
  2. b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
  3. c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”

Như vậy, pháp luật cho phép uỷ quyền để chồng thay vợ nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc các trường hợp như quy định được trích dẫn ở trên.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.