Sau khi tiếp nhận thông tin tố giác về hành vi bạo lực gia đình. Vậy ai có thẩm quyền xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình?
Quy trình xử lý tin tố giác hành vi bạo lực gia đình
Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định về xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình như sau:
(i) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình khi nhận tin báo, tố giác thì trong phạm vi quyền hạn của mình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời, thông báo cho Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
(ii) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình khi nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải thông báo ngay cho Chủ tịch UBND cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
(iii) Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm xử lý hoặc phân công xử lý ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân trên trừ trường hợp tin báo, tố giác về tội phạm thì việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự..
Trường hợp người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi,… đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực thì Chủ tịch UBND cấp xã phân công Công an xã xử lý.
Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn ly hôn