Xã hội hiện đại thì quyền bình đẳng giữa vợ chồng ngày càng được đề cao. Trên lý thuyết là vậy nhưng thực tế vẫn còn tồn tại trường hợp nhiều người chồng có những ngăn cấm vô lý. Trong đó có trường hợp chồng ngăn cấm vợ tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
Chồng có vi phạm pháp luật không khi không cho vợ tham gia hoạt động chính trị, xã hội?
Quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội là một trong những quyền cơ bản của công dân.
Hiện nay, quyền này đã được cụ thể hóa trong quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, cụ thể tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ:
“Điều 14.
- Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
- Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Từ quy định này có thể thấy quyền tham gia các các hoạt động chính trị, xã hội là quyền của mỗi cá nhân, không ai có thể ngăn cản trừ một số trường hợp bị pháp luật hạn chế.
Như vậy, dù chưa kết hôn hay đã kết hôn thì một người vẫn được đảm bảo thực hiện quyền này. Vợ hoặc chồng không được ngăn cấm người còn lại thực hiện quyền này.
Đồng thời, tại Điều 23 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã quy định như sau:
“Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”.
Do đó, có thể kết luận chồng có quyền và nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ vợ trong việc tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc chồng ngăn cấm vợ tham gia các hoạt động chính trị, xã hội được coi là vi phạm pháp luật.
Bài viết hữu ích: Dịch vụ dịch vụ tư vấn ly hôn