Chủ thể nào có thẩm quyền thực hiện hòa giải khi có bạo lực gia đình?

Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều cách thức xử lý khác nhau đối với vi phạm bạo lực gia đình, nhưng cơ chế hòa giải là một hình thức, một giải pháp góp phần giải quyết kịp thời, có hiệu quả hành vi bạo lực gia đình. Vậy chủ thể nào có thẩm quyền thực hiện hòa giải khi có bạo lực gia đình.

Ai sẽ thực hiện hòa giải khi bạo lực gia đình xảy ra?

Theo Điều 18 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022 quy định chủ thể tiến hành hòa giải:

– Thành viên gia đình, dòng họ có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp nhằm phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình phát sinh hoặc tái diễn.

Trong trường hợp cần thiết có thể mời chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người thân, người trong cơ quan, tổ chức của chủ thể có mâu thuẫn, tranh chấp và người được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về công tác xã hội, tâm lý học, người có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tham gia hòa giải.

– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức đó với thành viên gia đình của họ khi có đề nghị của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để hòa giải.

– Tổ hòa giải ở cơ sở có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.

– Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho hòa giải viên của Tổ hòa giải ở cơ sở.

Như vậy khi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra hay sắp xảy ra có thể những chủ thể trên để can thiệp kịp thời.

Bài viết hữu ích: Dịch vụ tư vấn ly hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.