1. Có được chia tài sản khi đơn phương ly hôn không?
Ly phương đơn hôn là hành vi pháp lý đơn phương của một bên khi bên còn lại không đồng ý ly hôn hoặc không thỏa thuận được về việc nuôi con hoặc không thống nhất được việc giải quyết về tài sản chung, nợ chung. Do đó, không có căn cứ nào cho rằng khi đơn phương ly hôn mà không được quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
2. Nguyên tắc chia tài sản chung
- Chia theo thỏa thuận nếu trước khi đăng ký kết hôn vợ chồng cùng nhau xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản trong hôn nhân
- Nếu thỏa thuận không đầy đủ hay rõ ràng thì áp dụng các quy định của luật để chia
- Nếu không có thỏa thuận về chế độ tài sản trong hôn nhân hoặc thỏa thuận không được có thể yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản
3. Cách chia tài sản khi đơn phương ly hôn
Nếu có thỏa thuận thì chia theo thỏa thuận đã được xác lập trước đó. Luật không quy định về hình thức của thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Những vấn đề mà vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản thì được Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó và ghi vào bản án.
Tòa án phân chia tài sản
- Chia đôi tài sản nhưng tính đến các yếu tố quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo gia trị.
- Chia theo quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản riêng theo Khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Quá trình phân chia tài sản Tòa án sẽ xem xét việc Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.