Hậu quả của giao dịch do vợ/chồng thực hiện trong trường hợp đại diện theo pháp luật

Khi vợ/chồng được xác định là người đại diện theo pháp luật của bên còn lại thì hậu quả của các giao dịch do họ xác lập như thế nào?

Giao dịch do vợ/chồng là người đại diện theo pháp luật thực hiện
Thứ nhất, trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự (NLHVDS) hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Lúc này, người còn lại đủ điều kiện là người giám hộ, trừ trường hợp trước đó người này khi có đủ NLHVDS đã lựa chọn người giám hộ cho mình (khoản 2 Điều 48 BLDS).

Theo đó, khi vợ hoặc chồng được xác định là người giám hộ thì có quyền, nghĩa vụ “đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự”.

Vợ hoặc chồng là người giám hộ có quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung hoặc tài sản riêng của chồng hoặc vợ được giám hộ trên cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

  • Khi người giám hộ xác lập các giao dịch dân sự với người thứ ba liên quan đến tài sản chung của vợ chồng thì về nguyên tắc, giao dịch đó sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.
  • Việc xác lập giao dịch liên quan đến tài sản riêng có giá trị lớn của người được giám hộ thì “phải có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ” mới có hiệu lực.
Thứ hai, trường hợp vợ hoặc chồng được chỉ định là người đại diện cho chồng hoặc vợ mình bị hạn chế NLHVDS.

Lúc này, người bị hạn chế NLHVDS vẫn có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình nên họ có quyền tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với người khác, nhưng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch nhằm “phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”.

Nếu không có sự đồng ý của người đại diện thì người đại diện có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.