Kết hôn là sự kiện quan trọng của đời người dựa trên sự tự nguyện của đôi bên nhằm xây dựng một gia đình. Thế nhưng, trong xã hội ngày nay nhiều cặp đôi đã lợi dụng việc kết hôn giả tạo để thực hiện một hợp đồng hôn nhân nhằm đạt được mục đích. Vậy hợp đồng đó có hiệu lực pháp luật không?
Kết hôn giả tạo theo hình thức hợp đồng hôn nhân
Căn cứ theo Điều 5 Luật HN&GĐ 2014 thì hợp đồng hôn nhân được xem như là hành vi kết hôn giả tạo của hai bên nhằm đạt được một mục đích gì đó chẳng hạn như tiền, danh vọng,… chứ không phải là mục đích của hôn nhân. Do đó, đây được xem là hành vi kết hôn giả tạo và là điều mà pháp luật nghiêm cấm.
Căn cứ theo Điều 117, Điều 122 và Điều 123 BLDS 2015, về cơ bản thì giao dịch dân sự vô hiệu khi không đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực sau đây
Chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Ý chí tự nguyện của chủ thể khi tham gia giao dịch;
Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật;
Đáp ứng yếu tố về hình thức trong trường hợp pháp luật có quy định.
Như vậy, kết hôn giả tạo theo hình thức hợp đồng thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam