Ngoại tình trong hôn nhân

Khi một người đang tồn tại quan hệ hôn nhân mà có quan hệ tình cảm hoặc chung sống với người khác thì đó chính là hành vi ngoại tình.

1. Ngoại tình là gì?

Khi một người đang tồn tại quan hệ hôn nhân mà có quan hệ tình cảm hoặc chung sống với người khác thì đó chính là hành vi ngoại tình.

2. Ngoại tình có vi phạm pháp luật không?

Ngoại tình là hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chung thủy với nhau và cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

3. Pháp luật xử lý ngoại tình như thế nào?

Có hai biện pháp có thể áp dụng: xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Tuy nhiên, cần lưu ý, chế tài xử lý hiện hành được áp dụng với hành vi ngoại tình của hai bên nam nữ mà giữa họ có hành vi chung sống như vợ chồng với nhau. Với hành vi ngoại tình mà dừng lại ở quan hệ tình cảm thì pháp luật hiện hành chưa áp dụng chế tài xử lý.

  • Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, một người đang tồn tại quan hệ hôn nhân mà có hành vi chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

  • Biện pháp xử lý hình sự: Hình phạt áp dụng có thể là phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ, phạt tù đến 03 năm tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi đó theo Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tuy nhiên cần có bằng chứng ngoại tình để chứng minh việc ngoại tình.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.