Hiện nay, cùng với nhu cầu phát triển của xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh càng diễn ra phổ biến và năng động. Một trong những nguồn vốn có thể tận dụng chính là tài sản chung vợ chồng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc đưa tài sản chung vợ chồng vào kinh doanh?
Cách định tài sản chung vợ chồng
Căn cứ để xác lập tình trạng tài sản chung vợ chồng cần dựa trên các yếu tố sau đây:
– Thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân.
– Các tài sản nhận được theo tư cách chung.
– Các khoản thu nhập hợp pháp khác:
+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng thi lần được theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ chồng
+ Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thu nhập mà vợ, chồng có được từ những nguồn như trên đều được coi là tài sản chung vợ chồng, quyền của vợ chồng đối với tài sản chung là như nhau.
Điều kiện để đưa tài sản chung vợ chồng vào kinh doanh
Theo quy định tại Điều 36 Luật HN&GĐ 2014, trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng muốn góp thêm tái sản chung vào kinh doanh phải có sự đồng ý của bên còn lại thì mới có thể thực hiện việc góp vốn này. Nếu một bên tự ý sử dụng tài sản chung để đưa vào hoạt động kinh doanh thì giao dịch đó được coi là vô hiệu. Tòa án có thể tuyên bố vô hiệu và bảo đảm được quyền lợi của bên còn lại, tránh những rủi ro về tài sản chung.