Quan điểm của Phật giáo về kết hôn đồng giới

Mỗi một tôn giáo có cách nhìn nhận về nhân duyên và hôn nhân gia đình khác nhau. Dưới góc độ quan điểm của đạo Phật nhân duyên thì tác hợp nên vợ chồng trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận, lợi lạc cho cả hai phía. Do đó, Phật giáo không có quá nhiều sự cấm kỵ về kết hôn và gia đình.

Phật giáo ủng hộ hôn nhân đồng giới

Quan điểm của Phật giáo thể hiện sự ủng hộ việc kết hôn đồng giới có thể hiện trong quyển The Oxford Handbook of Contemporary Buddhism ghi nhận sự đa hình và đa giới của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (hay Đức quán chiếu âm thanh của thế gian – “multimorphic bodhisattva Avalokitesvara”). Theo đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của lòng từ bi của toàn giới Bồ Tát, nhưng không nhất thiết phải là nam hay nữ. Giới tính, hình dạng của vị Bồ Tát này có thể thay đổi một cách uyển chuyển nhằm giúp đỡ người bị nạn tùy theo tình huống.

Cho đến nay, việc thờ phụng và ghi nhận Quán Thế Âm Bồ Tát là ông hay bà là hoàn toàn tùy thuộc vào Phật tử và các chức sắc tôn giáo, chứ ít khi có đúng hay sai. Vì vậy, hình tượng của Avalokitesvara thường được viện dẫn như là một minh chứng rõ ràng nhất của tư duy phi giới tính trong Phật giáo. 

Phật giáo không ủng hộ hôn nhân đồng giới

Một trong những biện luận thường được nhắc đến để cho rằng quan điểm của Phật giáo có sự can ngăn đồng tính luyến ái là những quy định trong Ngũ Giới (Five Precepts), cụ thể là điều ngăn cấm thứ ba: Không tà dâm.

Họ diễn giải rằng quan hệ tình dục giữa hai người cùng giới tính cũng có thể gây ra đau khổ, làm trái với mong mỏi của bậc sinh thành, làm xáo trộn trật tự xã hội. Vậy nên, Phật tử hoàn toàn có thể xếp chúng vào loại tà dâm.

Đây tiếp tục là cách tiếp cận chính thống của nhóm Kim Cương thừa (Vajrayana) phổ biến tại Bắc Ấn Độ, Tây Tạng, Bhutan và Mông Cổ.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.