Quyền thừa kế vị của con nuôi

Thừa kế thế vị là một trong những nội dung quan trọng của chế định thừa kế được quy định tại các văn bản pháp luật về thừa kế qua các thời kỳ

Thừa kế thế vị là gì?

Thừa kế thế vị được hiểu  là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ)..

Người được thế vị phải là người chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thừa kế.

2. Con nuôi có được hưởng thừa kế vị?

Căn cứ theo Luật nuôi con nuôi 2010 thì mục đích của nuôi con nuôi là nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi. Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Nuôi con nuôi, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

Kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của luật nuôi con nuôi thì cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ phát sinh các quyền cũng như nghĩa vụ với nhau.

Như vậy, từ các quy định trên có thể hiểu con nuôi chỉ có mối liên hệ với cha mẹ nuôi và không có mối quan hệ về quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng nhau đối với những thành viên thuộc gia đình bố, mẹ nuôi. 

Quan hệ nuôi dưỡng giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi không có mối quan hệ huyết thống mà chỉ có quan hệ nuôi dưỡng nhau. Nếu con nuôi chết trước cha, mẹ nuôi thì con của con nuôi được nhận thừa kế thế vị như các cháu có quan hệ huyết thống với người để lại di sản.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.