Mỗi tôn giáo đều có giới luật, luật lệ riêng để quy định về những điều chức sắc, chức việc, tín đồ của tôn giáo được làm hay không được làm. Theo giáo lý hôn nhân người theo Đạo Tin Lành không được phép ly hôn.
Quy định của giáo lý hôn nhân
Đạo giáo và cụ thể là Đạo Tin Lành quy định những người trong đạo đã kết hôn thì không được phép ly hôn (ly dị). Trong giáo lý được truyền dạy thì coi rằng hôn nhất là mãi mãi và trường tồn giữa vợ và chồng. Do đó việc ly hôn là trái lại với những gì quy định trong giáo lý.
Đạo Tin Lành vốn là một nhánh xuất phát từ Kitô giáo, mà theo Đức Kitô răn dạy rằng: “Ai bỏ vợ mình mà lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng mà lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình”.
Quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình
Theo điểm e khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định một trong hành vi bị cấm là: “Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;”
Như vậy, trên cơ sở pháp lý không ai có quyền cản trở ly hôn giữa vợ và chồng vì bất cứ lý do gì. Như vậy có thể khẳng định, theo phương diện pháp luật thì những người theo đạo Tin Lành hoàn toàn vẫn có thể tiến hành làm thủ tục ly hôn theo đúng quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình.
Và theo điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn hoặc vợ hoặc chồng có thể đơn phương ly hôn nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Kết luận: dù theo đạo hay không vẫn có thể nộp đơn ly hôn nếu có đủ các căn cứ ly hôn. Và việc ly hôn của người theo đạo Tin Lành cũng được xử lý như thủ tục ly hôn bình thường theo quy định của pháp luật.
Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn