Trách nhiệm của gia đình trong bình đẳng giới

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện bình đẳng giới. Vậy trách nhiệm của gia đình trong bình đẳng giới được quy định như thế nào?

Thực hiện trách nhiệm bình đẳng giới trong mỗi gia đình 

Căn cứ theo Điều 33 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về trách nhiệm của gia đình: 

  • Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
  • Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.
  • Chăm sóc sức khỏe sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
  • Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

Căn cứ theo điểm b khoản 1 và điểm a, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định:

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình

  • 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • b) Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
  • 5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
  • c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Như vậy, việc đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng và buộc phải xin lỗi công khai người bị xâm hại.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.