02 trường hợp vợ/chồng được xem là đại diện theo pháp luật của người kia

Vợ, chồng bình đẳng tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách là một cá nhân độc lập. Tuy nhiên, có 02 trường hợp họ tham gia với tư cách là đại diện theo pháp luật của bên còn lại.

Căn cứ xác lập đại diện theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 24 Luật HN&GĐ có 02 trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Đại diện giữa vợ và chồng khi một bên mất năng lực hành vi dân sự (NLHVDS).

Đối với những người bị mất năng lực hành vi dân sự thì pháp luật quy định bắt buộc phải có người giám hộ.

Theo khoản 1 Điều 53 BLDS quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất NLHVDS:

“Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

  1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.”

Như vậy, nếu một bên không lựa chọn người giám hộ cho mình khi còn đủ NLHVDS thì vợ/chồng là người giám hộ đương nhiên khi họ mất NLHVDS.

  • Trường hợp 2: Đại diện giữa vợ và chồng khi một bên bị hạn chế NLHVDS
Theo khoản 1 Điều 24 BLDS quy định về hạn chế NLHVDS:

“…Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.”

Như vậy, cùng với việc tuyên một người bị hạn chế NLHVDS thì Tòa án phải quyết định người đại diện của họ. Thông thường, vợ/chồng của người đó sẽ được Tòa án lựa chọn nếu đáp ứng điều kiện luật định.

Như vậy về nguyên tắc thì pháp luật luôn ưu tiên các chủ thể trong quan hệ hôn nhân trước để được xác định tư cách giám hộ hoặc đại diện khi một bên bị mất NLHVDS. Việc quy định như vậy là xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân.

Bài viết hữu ích: Tư vấn pháp luật trước khi kết hôn

 

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.