Tài sản chung của vợ chồng có thể là nhà trả góp được hay không?

Cuộc sống ngày càng hiện đại, số vụ ly hôn cũng ngày càng tăng. Khi không còn tình còn nghĩa, họ muốn chia cả những tài sản nhỏ nhất. Có tài sản thỏa thuận chia được, có tài sản tranh chấp tự nhận là tài sản riêng. Vậy tài sản mua trả góp trong thời kỳ hôn nhân thì số tiền trả góp có được chia khi ly hôn?

Tài sản chung của vợ chồng

Tài sản chung vợ chồng là tài sản tạo ra do lao động, kinh doanh, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Đồng thời, tài sản do được thừa kế/tặng cho riêng nếu hai bên thỏa thuận là tài sản chung thì cũng được công nhận là tài sản chung. Tại khoản 2 Điều 33 Luật HN&GĐ 2014 quy định cụ thể trường hợp quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Như vậy, đối với nhà đang trả góp mà vợ, chồng mua trả góp trong thời kỳ hôn nhân vẫn sẽ được coi là tài sản chung. Ngược lại, nếu có thỏa thuận hoặc dùng thu nhập có được từ tài sản riêng thì nhà trả góp là tài sản riêng của từng người. Tuy nhiên, để chứng minh là tài sản chung hay riêng thực tế lại khá phức tạp. Nếu không chứng minh được đây là tài sản riêng thì căn nhà trả góp này sẽ trở thành tài sản chung. Khi đó, căn nhà thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Như vậy, tùy vào thỏa thuận của hai vợ chồng hoặc nguồn tiền dùng để mua nhà trả góp để xác định căn nhà này là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.