Khi ly hôn, việc chia tài sản là điều tất yếu xảy ra , nếu tài sản đang thế chấp ngân hàng thì có được phân chia không và phân chia như thế nào?
Phân chia tài sản thế chấp ngân hàng sau ly hôn
Khi muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân, nếu giữ vợ hoặc chồng không có thỏa thuận thì yêu cầu tòa án giải quyết phân chia tài sản sau ly hôn. Khi giải quyết, tòa án căn cứ vào công sức đóng góp, hoàn cảnh sống,… để phân chia tài sản chung của vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi
Tuy nhiên, nếu tài sản đang được thế chấp thì Tòa án sẽ lấy ý kiến của ngân hàng để xác định nghĩa vụ, phương thức và thời hạn trả nợ của vợ chồng để phân chia tài sản chung của vợ chồng bởi vì, nếu hai vợ chồng thỏa thuận một trong hai sẽ là chủ sở hữu căn nhà thì điều này sẽ liên quan đến việc ngân hàng cần xác định ai là người có nghĩa vụ trả nợ đối với họ. Hơn nữa, nếu cả hai đều không thể trả nợ ngân hàng cũng cần được biết để tính các bước tiếp theo.
Vợ chồng đều có nghĩa vụ chung về tài sản mình đã xác lập hợp đồng thế chấp với ngân hàng, do đó cả hai vợ chồng đều sẽ chịu trách nhiệm liên đới sau ly hôn. Nghĩa là nghĩa vụ trả nợ ngân hàng cùng với lãi vay,cả hai sẽ cùng phải thực hiện đối với phần nghĩa vụ của mình
Như vậy, việc phân chia tài sản thế chấp tại ngân hàng sau khi ly hôn, vợ chồng phải thực hiện xong việc trả nợ cho ngân hàng và nhận lại tài sản của mình, khi ly hôn mà tài sản đang thế chấp thì hoặc phải trả nợ hết hoặc phải có sự đồng ý của ngân hàng về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng