Quyền khởi kiện chia thừa kế và cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Khởi kiện chia thừa kế nhà đất chủ yếu xảy ra giữa những người có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng.

1.Quyền khởi kiện chia thừa kế

“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Theo đó, người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ mình. Và trong tranh chấp chia thừa kế thì người chia thừa kế là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại nên họ là người có quyền khởi kiện.

Tuy nhiên để trở thành người thừa kế, căn cứ Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

2.Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Căn cứ Khoản 5 Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án cấp huyện tại những nơi sau có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia thừa kế, trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài:

  •  Tòa án nơi bị đơn là cá nhân cư trú, làm việc hoặc nơi bị đơn là tổ chức, cơ quan có trụ sở;
  •  Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn là cá nhân; hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn là cơ quan, tổ chức do các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.