Nam, nữ đều có quyền kết hôn nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, hai bên phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong đó có trường hợp cấm kết hôn giữa những người có dòng máu trực hệ. Vậy quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời được tính như thế nào?
Người có quan hệ huyết thống mấy đời thì được phép kết hôn?
Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì không cho phép những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Pháp luật đã quy định rõ về các điều kiện kết hôn giữa hai bên nam nữ nhằm tránh các trường hợp khi có ý định kết hôn thì phát hiện mình có họ hàng gần với nhau, hạn chế những rủi ro không đáng có về các quan hệ xã hội cũng như về mặt y tế.
Cách tính quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời
Theo khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm:
- Cha mẹ là đời thứ nhất
- Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai
- Anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam