Nhà sư có được phép nhận con nuôi không?

Thời gian gần đây, báo chí, mạng xã hội liên tục đưa tin về các trường hợp trẻ em bị bỏ rơi để mong tìm lại cha mẹ, người thân cho các em. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng may mắn tìm lại được gia đình của mình, thay vào đó cần phải tìm kiếm các giải pháp thay thế mái ấm gia đình cho các em. Vậy nhà sư có được phép nhận con nuôi không?

Căn cứ vào Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
  • Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
  • Có tư cách đạo đức tốt.

Đối với những nhà sư xuất gia tu hành sẽ không còn nặng quan hệ ân ái với người thân, gia đình, mọi điều kiện về vật chất đều được tối giản. Do đó, nhà sư muốn nhận đứa trẻ bị bỏ rơi tại chùa làm con nuôi không đáp ứng được mục đích nuôi con nuôi: “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình . Hơn nữa nhà sư khó có thể đáp ứng điều kiện có kinh tế, sức khỏe,  chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Bài viết hữu ích: Thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.