Trong cuộc sống hiện nay, chắc hẳn ly hôn đã không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Song song đó, việc thực hiện quyền nuôi con luôn là vấn đề phức tạp nhất mà bất cứ ai cũng quan tâm, đặc biệt là vấn đề thay đổi quyền nuôi con khi người vợ ly hôn. Làm sao để giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn?
Giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn có được không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014 về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì:
Trong trường hợp muốn giành lại quyền nuôi con khi vợ tái hôn, đầu tiên vợ và chồng nên ngồi lại với nhau thỏa thuận để đưa ra quyết định ai là người nuôi con mà có thể đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho con.
Nếu không thể thỏa thuận thì phải tìm ra các căn cứ chứng minh rằng khi người vợ tái hôn bước vào cuộc sống hôn nhân sẽ không còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc con và việc vợ tái hôn có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của con.
Việc thực hiện giành lại quyền nuôi con cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
Hồ sơ cần chuẩn bị để khởi kiện
Cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Đơn khởi kiện
Bản sao chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân có giá trị thay thế;
Bản sao sổ hộ khẩu;
Giấy khai sinh của con;
Các chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ được nêu trên, nộp hồ sơ kèm cái tài liệu liên quan tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của bị đơn – người đang trực tiếp nuôi con là cơ quan có thẩm quyền giải quyết (căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).