Có mất quyền thừa kế khi đã “từ mặt” cha mẹ?

Con cái “từ mặt” có thể hiểu là việc con cái muốn chấm dứt quan hệ với cha mẹ. Ngày nay, hành vi này đã diễn ra phổ biến hơn và thắc mắc về quyền thừa kế khi “từ mặt” cha mẹ cũng được đặt ra.

Con cái “từ mặt” cha mẹ có làm mất đi quyền thừa kế không?

“Từ mặt” chỉ là xung đột trong gia đình, là vấn đề về đạo đức xã hội, còn dưới góc độ pháp lý, hành vi này chưa được pháp luật công nhận. Vì vậy, dù có thông báo với họ hàng, làng xóm về việc đã từ cha mẹ thì cũng không thể chấm dứt mối quan hệ cha mẹ với con, cũng như không thể chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.

Do đó, việc “từ mặt” không làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế của người con, mà thay vào đó sẽ phụ thuộc vào di chúc của bố mẹ.

Nếu không có di chúc, lúc này di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Người con sẽ được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất, cụ thể theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;…”

Như vậy người con “từ mặt” cha mẹ trong trường hợp không có di chúc như ở trên vẫn được hưởng quyền thừa kế theo pháp luật.

Bấm nút ESC để đóng

Tư vấn hôn nhân gia đình Thuận Tiện - Bảo mật - Chi phí hợp lý.