Mang thai hộ cần trải nhiều bước quan trọng đảm bảo các bên tham gia điều trị có quyết định tốt nhất. Để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ cần những điều kiện gì?
Điều kiện đối với cơ sở khám, chữa bệnh:
Khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP (được sửa đổi theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP) thì các cơ sở này phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép thực hiện kỹ thuật này;
– Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.
Ngoài ra, cơ sở khám chữa bệnh muốn thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải xin phép công nhận cơ sở được phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Hồ sơ, thủ tục để đề nghị cơ sở được công nhận thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
Khoản 2 Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP (được sửa đổi theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 98/2016/NĐ-CP) thì:
Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Công văn đề nghị Bộ Y tế công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Tài liệu chứng minh đã thực hiện tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.
Về thủ tục thực hiện như sau:
Bước 1: Lập 01 bộ hồ sơ như nêu trên và gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.
Bước 2: Bộ Y tế phải xem xét hồ sơ và ra quyết định công nhận cơ sở được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.